THI CÔNG XÂY DỰNG SỮA CHỮA NHÀ BẢO HÂN PHÁT

Học Thuyết Âm Dương

Học Thuyết Âm Dương

Học Thuyết Âm Dương – Từ thuở xa xưa âm dương ban đầu là chỉ sự lên xuống của mặt trời, sau đó cổ nhân phát hiện, mọi sự vật trong tự nhiên đều có 2 sự đối lập;

Ví dụ:

  • Trời đất: Trời ở trên là dương – Đất ở dưới là âm
  • Con người: Nam là dương – Nữ là âm
  • Ngày : Ban ngày là dương và ban đêm âm
  • Năm: Đông lạnh  và hè nóng.
  • Và có nhiều hiện tượng khác nữa…
  1. Khoa học hiện đại còn phát hiện thấy:
    • Từ trường có cực bắc và cực nam
    • Điện có điện âm và điện dương
    • Những sự vật này mặc dù chỉ là đối lập
    • Nhưng lại bên tăng bên giảm, bên tiến bên lùi
    • hơn nữa, ở điều kiện nhất định nào đó, một bên còn có thể chuyên hóa thành mặt đối lập.

    2. Việc cân bằng của động thái này chính là quy luật quan trọng vận hành trời đất.

  • Thế giới này chính là sự tổ hợp của phần âm dương
  • Sự sinh tồn – đối lập – chuyển hóa giúp thế giới này duy trì sự cân bằng
  • Nếu âm dương mất cân bằng sẻ xuất hiện kết quả không tốt

    3. Phong thủy học cho rằng:

  • Vạn vật đều có thuộc tính âm dương.
  • Nhưng không phải ở đâu củng đều cân bằng âm dương.

ví dụ: 

  • Nơi quanh năm có ánh sáng mặt trời chiếu, Dương khí thịnh.
  • Nơi quanh năm ngập nước thì âm khí nặng
  • Chỉ có cân bằng âm dương mới có lợi cho người sống ở đây.

   4. Để giải quyết trình trạng âm dương mất cân bằng:

  • Tăng khí âm ở nơi dương khí quá thịnh
  • Còn nơi âm khí quá thịnh nên tăng dương khí.

https://phongthuyxaydungnhadep.com/sua-chua-nha-tai-di-an-binh-duong/

Học Thuyết Âm Dương

Học Thuyết Âm Dương

  1. Âm dương tạo thành các quy luật căn bản sau:
    1. Âm dương đối lập;
    2. Âm dương hổ căn;
    3. Âm dương tiểu trưởng;
    4. Âm dương chuyển hóa.

Âm dương đối lập: là sự mâu thuẫn , ức chế và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương

Ví dụ như:

  • Ngày – đêm
  • Nước – lữa
  • Ức chế – Hưng phấn
  • Nam – nữ
  • Nóng – lạnh.

Âm dương hổ căn ; là sự nương tựa lẫn nhau để tồn tại và phát triển:

  • Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa.
  • Cả hai mặt đều cần thiết cho một sự vật, không thể đơn độc mà phát triển được.
  • Ví dụ: có ngày thì phải có đêm. có nam thì phải có nữ, có hỏa thì phải có thủy.
  • Vì vậy, tuy âm – dương mâu thuẫn, đối lập nhưng vẫn phải dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.

Âm dương tiêu trưởng

  • Âm dương tiêu trưởng là nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.

Ví dụ: Trong một ngày sẻ có ban đêm và ban ngày.

  • Từ ngày chuyển sang đêm là quá trình ” Dương tiêu Âm trưởng”
  • Từ đêm chuyển sang ngày là quá trình ” Âm tiêu Dương trưởng”

Ví dụ: Khí hậu 4 mùa trong năm, luôn thay đổi từ lạnh sang nóng.

  • Từ nóng chuyển qua lạnh ” Dương tiêu âm trưởng”
  • Từ lạnh chuyển qua nóng ” âm tiêu dương trưởng”
  • Do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm nóng trong 1 năm.

Sự vận động của 2 mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẻ chuyển hóa sang nhau gọi là:

  • Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương.
  • Hàn cực sinh nhiệt, Nhiệt cực sinh hàn.

Ví dụ: Trong quá trình phát triển của bệnh tật. 

  • Bệnh thuộc phần dương (sốt cao)
  • Gây ảnh hưởng đến phần âm (Mất nước)

Âm dương Bình Hành

  • Âm dương luôn đối lập với nhau. 
  • Nhưng âm dương luôn vận động không ngừng để tạo ra thế cân bằng.
  • Sự cân bằng cho thấy sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của các loại vật chất. 
  • Âm dương có tính chất tương đối và tuyệt đối.
  • Trong dương có âm và trong âm có dương.

Ví dụ: Tính tuyệt đối của âm và dương.

  • Ngày đêm
    • Tuyệt đối: 12h trưa là dương – 12h đêm là âm.
    • Tương đối: 6h sáng là dương – 6h tối là âm.
  • Nhiệt độ:
    • Hàn thuộc âm – nhiệt thuộc dương.
    • Tương đối: Mát thuộc âm đối lập Ôn )Nóng ẩm) thuộc dương.

Ví dụ về tính chất trong dương có âm và trong âm có dương.

Bất cứ 1 sự vật nào trên thế giới này đều tồn tại cả âm lẫn dương, khi âm thịnh nhất vẫn có dương, khi dương thịnh nhất vẫn tồn tại âm.

Địa lý

  • Nơi cực bắc của trái đất rất lạnh nhưng vẫn có ánh sáng mặt trời.
  • Nơi gần đường xích đạo rất nóng nhưng vẫn có tuyết rơi.

Con người:

  • Người tốt là dương, nhưng vẫn làm chuyện xấu là (Âm)
  • Người xấu vẫn có thể làm chuyện tốt (Chuyện tốt là dương).

Sự vật trên thế giới này đều tồn tại âm dương trong chính nó.

  • Dương đến cực điểm thì sẻ suy và âm sẻ tăng.
  • Âm đến cực điểm sẻ giảm và dương sẻ tăng.

Học Thuyết Âm Dương

Huyền học và âm dương

Vấn đề cân bằng âm dương rất quan trọng trong huyền học.

  • Đặc biệt là phong thủy và Tứ Trụ bát trụ.
  • Luôn phải tìm cách để làm cho âm dương, ngủ hành cân bằng.
  • Âm dương, ngủ hành cân bằng thì cuộc sống sẻ may mắn và thuận lợi hơn.

Học Thuyết Âm Dương

Xem thêm:

 

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN