THI CÔNG XÂY DỰNG SỮA CHỮA NHÀ BẢO HÂN PHÁT

Tịnh trạch phong thủy bát trạch

Tịnh trạch phong thủy bát trạch Tịnh trạch là loại nhà từ mặt tiền tới mặt hậu không có phân chia là nhiều ngăn bởi tường vách. nó khác với động trạch, biến trạch, hóa trạch là loại có nhiều ngăn. từ hai ngăn trở lên. 

lưu ý: những tủ và bình phong chắn ngang nhà không gọi là tường vách.

trong tịnh trạch này có 4 việc cần phải rành:

  • An 8 cung và 8 du niên cho tịnh trạch (chu vi nhà)
  • Phân cung điểm hướng cho 7 chổ quan hệ.
  • Luận đoán tốt xấu cho tịnh trạch.
  • những tịnh trạch đồ làm mẫu

AN 8 CUNG VÀ 8 DU NIÊN CHO TỊNH TRẠCH

  • An 8 cung là biên tên 8 cung: càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. đúng theo vị trí chu vi ngôi nhà.  đặt đúng la bàn tại chu vi ngôi nhà để coi theo chỉ hướng 8 cung của la bàn mà an 8 cung theo chu vi.
  • An 8 cung du niên là biên tên 8 du niên theo 8 cung. mổi du niên theo mổi cung do cách bát biến du niên.
    • ngoài ra còn phải ghi phương hướng, âm dương ngủ hành cho mổi cung và mổi du niên để dễ phân định, suy cưu để chọn nơi tốt đặt bếp và đặt chủ phòng.
    • Ví dụ: có 1 ngôi nhà đặt cửa cái tại đoài bên hữu mặt tiền. khi đã an 8 cung và 8 du niên xong ngôi nhà sẻ y như trạch đồ sau đây.

Tịnh trạch phong thủy bát trạch

PHÂN CUNG ĐIỂM HƯỚNG CHO 7 CHỔ TRONG TỊNH TRẠCH

  • Tịnh trạch có 7 chổ có quan hệ, ảnh hưởng tốt, xấu. phải dùng 1 cái la bàn để phân cung điểm hướng cho chính xác coi mổi chổ ở nhằm vào cung nào.

1.  Cửa ngỏ: là từ ngoài bước vào sân. củng gọi nó cửa rào, cửa giậu. nhà không có nó thì thôi. khỏi phải tạo tác, phải đặt la bàn tại điểm chính giữa chu vi cái sân, rồi từ trung tâm la bàn nhìn theo phương hướng la bàn. hễ thấy điểm giữa cửa ngỏ ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung cửa ngỏ.

  • nếu xây cất trên 1 khu đất mà có sần trước mà xung quanh nhà hoặc sau nhà có đất dư thì phải đặt la bàn tại điểm chính giữa chu vi trọn khu đất, chứ không phải cửa của cái sân.

2. Cửa cái:  là cửa làm ở mặt tiền nhà liền với nhà, là cửa từ ngoài bước vào nhà. dù lớn nhỏ bao nhiêu củng gọi là cửa cái. về tịnh trạch phân cung điểm hướng cho cửa cái. về tịnh trạch, phan cung và điểm hướng cho cửa cái có 3 trường hợp.

  • Chu vi nền nhà vuông vức, bốn bề thước tấc bằng nhau.
  • Chu vi nền nhà hình vuông mà chiều dọc dài hơn chiều ngang.
  • Chu vi nền nhà hình vuông mà chiều dọc ngắn hơn chiều ngang.

3. Chủ phong: là cái phòng chúa, là trụ cột ngôi nhà. vì vậy dùng trên du niên tại chủ phòng mà đặt tên cho ngôi nhà. trong nhà có dựng nhiều phòng, thì phòng nào cao lớn nhất gọi nó là chủ phòng. còn các phòng thấp nhỏ hơn, dù là cái phòng của người chủ nhà củng chẳng luận. còn nếu có 1 cái phòng duy nhất dù lớn nhỏ củng gọi nó là chủ phòng. nên chọn cung có thừa kiết du niên để mà dựng chủ phòng. chổ đặt giường ngủ nghỉ mà không được che chắn bằng tường vách thì chưa đáng được gọi là chủ phòng.

đặt la bàn tại chính giữa tâm nhà, từ tâm nhà nhìn thẳng tới chủ phòng. chủ phòng rơi vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của chủ phòng.

4. Cửa phòng: là cửa của chủ phòng, là cửa cái của phòng cao lớn nhất trong nhà. nếu trong nhà có nhiều phòng. đặt la bàn chính giữa chu vi chủ phòng, rồi từ trung tâm la bàn rồi nhìn thẳng tới giữa chủ phòng. và nhắm theo phương hướng của la bàn. thấy điểm giữa cửa ở vào khoảng cung nào của la bàn. thì gọi cung ấy là cung của cửa phòng.

5. Bếp: đặt la bàn chính giữa tâm nhà để phân cung điểm hướng cho bếp.

6. Cửa bếp: nếu như bếp đặt trong nhà không có ngăn cửa thì thôi, không luận cửa bếp, nếu có buồng che cái cửa bước vào buồng che gọi là cửa bếp. như nhà có bếp riêng thì cửa vào nhà này gọi là cửa bếp. phải đặt cái la bàn chính giữa chu vi cái buồng che để phân cung điểm hướng cho cửa bếp.

7. Hướng bếp:  Hướng bếp là nơi hướng miệng bếp ngó về, chứ không phải tại nơi cung có đặt lò. bếp tại cung này nhưng miêng bếp ngó về cung hướng khác.

ví dụ: bệp đặt cung ly, nhưng miệng bếp ngó về hướng khảm.

 

Tịnh trạch phong thủy bát trạch

Tịnh trạch phong thủy bát trạch

LUẬN ĐOÁN TỐT XẤU CHO TỊNH TRẠCH:

những chổ có quan hệ nơi tịnh trạch được phân biệt 3 chổ chính yếu có ảnh hưởng trọng đại

3 chổ chính yếu:

  1. cửa cái
  2. chủ phòng
  3. bếp

3 chổ thứ yếu:

  1. hướng bếp
  2. cửa bếp
  3. cửa phòng

chú ý: cửa cái tại càn, chủ phòng tại khôn, và bếp tại cấn, đều đặt la bàn tại tâm của ngôi nhà, mà phân cung điểm hướng cho mọi chổ

  • cửa phòng là cửa của chủ phòng
  • cửa bếp đặt la bàn tại trung tâm buồng bếp mà phân cung điểm hướng cho nó.
  • những cái nào gọi là của cái nhà thì đặt la bàn tại trung tâm ngôi nhà: cửa cái, chủ phòng, bếp

Tịnh trạch phong thủy bát trạch

Dịch vụ tư vấn xây sửa nhà theo phong thủy

EMAIL: [email protected]

WEBSITE: suachuaxaydung.net

 

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN